>> Uống nước chè sau khi ăn có nhiều tác dụng phụ. Trong lá chè có chứa Tanin và Theocin. Chất Tanin vào dạ dày kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn hình thành những hợp chất khó hấp thụ, làm ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột. Chính vì vậy, uống nước chè sau khi ăn vừa lãng phí các chất dinh dưỡng ăn vào, vừa làm bộ máy tiêu hóa kém hấp thụ các chấp protein, vitamin và khoáng chất. Thậm chí, chúng còn kích thích niêm mạc dạ dày sinh ra viêm. Tốt nhất, sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ mới uống nước chè.
Những người táo bón không nên uống nước chè sau ăn. Trong chè có nhiều axit, chúng không những làm giảm co bóp của ruột mà còn làm lắng đọng protein, chất sắt gây ra tình trạng táo bón.
Chè không nên hãm quá nhiều lần, thông thường chỉ hãm 3-4 lần là được. Nếu hãm nhiều lần, một số chất có hại sẽ tan vào nước chè, rất nguy hiểm.
>> Uống 1 tách nước chanh nóng trước khi ăn sáng là cách bảo vệ gan và đường ruột bạn hiệu nghiệm nhất. Chanh cũng rất tốt cho những người chứng thấp khớp kinh niên, bệnh gout, cũng như người tiểu ra máu. Đối với phụ nữ mang thai, nước chanh cũng giúp xương thai nhi chắc khỏe. Ngoài vitamin C, trong chanh còn có kali, canxi, phốt pho, magie và rất hữu ích trong điều trị suyễn, ho, cảm, đau họng, bạch hầu...
>> Bạn cần Vitamin A nếu:
- Tóc bị khô và xơ, sợi tóc dễ gãy và chẻ ngọn.
- Trên da xuất hiện mụn bọc (có mủ)
- Móng tay có những đường sọc trắng, móng mềm, dễ gãy.
- Mắt hơi tức và khô (có thể vì làm việc quá nhiều trước máy tính hoặc nơi không đủ ánh sáng).
- Thấy người hay mệt mỏi, dễ cảm cúm.
>> Cần Vitamin C nếu:
- Da cơ thể xuất hiện những vết bầm tím, vết xước rớm máu.
- Dễ dính cảm.
- Hay hút thuốc lá.
- Có dấu hiệu đục thủy tinh thể.
- Đang bị bệnh lây nhiễm hoặc có thai.
- Căng thẳng thần kinh và chịu đựng bầu không khí bẩn, ô nhiễm.
- Cảm thấy yếu, ăn ngủ kém trước.
>> Cần Vitamin E nếu:
- Da xuống sắc.
- Vòng kinh nguyệt thất thường.
- Tim đập loạn nhịp
- Bị bệnh eczema, viêm da, da tấy đỏ.
- Có dấu hiệu đục thủy tinh thể.
- Bị viêm gan.
- Nghiện thuốc.
- Nhiễm khuẩn đường ruột.
>> Cần Vitamin B2 nếu:
- Bị tróc mép, sưng lưỡi, viêm lợi, loét đau vòm miệng.
- Viêm kết mạc, loét giác mạc.
>> Cần nhóm 3B nếu:
- Đau thần kinh tọa, đau lưng, đau đầu (do thần kinh).
- Chân tay run, tê phù, liệt ngoại biên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét