Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Không Ai Hoàn Hảo

Người cầu toàn thường bị cơn đau thắt ngực, chứng biếng ăn và mất ngủ tấn công. Thủ phạm chính là stress. Bạn lo âu vì không làm được việc gì hoàn hảo? Nếu các chuẩn bị đặt ra không đạt được, bạn sẽ phát bệnh?
Bạn có biết, chính chủ nghĩa cầu toàn có thể là nguyên nhân gây ra hoàng loạt các triệu chứng liên quan đến cảm xúc. Nếu luôn nỗ lực để trở thành nhân vật số 1, bạn sẽ rất căng thẳng. Hãy tham khảo vài lời khuyên dưới đây của các nhà tâm lý học.

1. Nghĩ đến mặt trái hay mặt phải? Người cầu toàn thích đặt ra các quy định khắt khe và buộc người khác tuân theo. Cách cư xử này phá hỏng không khí thân tình trong môi trường sống và làm việc.
Giải pháp: Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu. Tốt nhất, bạn nên học cách nhìn thấy điều tốt đẹp của người xung quanh và bỏ qua những gì bạn không thích về họ. Điều này sẽ có lợi cho cả bạn và người khác.

2. Bạn là người khắt khe. Những người cầu toàn thường rất cứng nhắc trong công việc. Họ muốn kết quả tốt và không đi lệch kế hoạch đã định trước. Khi gặp thất bại, họ dễ lâm vào tình trạng bực bội và lẩn tránh chính mình.
Giải pháp: Đôi lúc, bạn cũng nên cho phép mình phạm vài sai lầm nho nhỏ để rút tỉa kinh nghiệm cho lần sau. Tránh sự phê bình, lẩn tránh mọi người hay lẩn tránh bản thân.

3. Muốn hoàn mỹ. Theo các nhà tâm lý học, người cầu toàn không chỉ thích hoàn hảo trong công việc mà còn mong muốn tất cả mọi thứ liên quan đến mình đều hoàn mỹ.
Giải pháp: Phát triển các thói quen tốt mà không ép mình phải theo một điều kiện nào. Nên nhớ, biết chấp nhận bản thân, mọi việc sẽ "dễ thở" hơn.

4. Trì hoãn. Nếu cầu toàn, chắc chắn bạn là người hay ngập ngừng, chần chừ suy nghĩ quá kĩ lưỡng. Bạn thường trì hoãn công việc để suy xét tổng thể. Điều này có thể làm bạn không còn là chính mình nữa.
Giải pháp: Bạn nên hiểu rằng, chỉ cần làm hết khả năng là được. Tiếp đến, từng bước thực hiện vai trò quản lý của mình. Không nên tự dằn vặt bởi những gì chưa thực hiện tốt, chỉ lấy đó làm kinh nghiệm.

5. Che giấu khuyết điểm của bản thân. Người theo chủ nghĩa cầu toàn thường che giấu khuyết điểm của mình. Do vậy, họ khó thích ứng trong môi trường cạnh tranh nhiều rủi ro, vì ở đó những thiếu sót của họ sẽ bị đưa ra bàn luận trong các buổi họp.
Giải pháp: Dám nhìn nhận khuyết điểm của mình và cố gắng sửa sai trong khả năng cho phép. Như thế, bạn mới có thể sở hữu một cơ hội thăng tiến.
Cần có trách nhiệm với những sai lầm của mình vì đây là một đức tính rất quan trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét