Riêng với phần sữa, ngoài bảng cân đối cơ bản trên, bạn cũng có thể cho trẻ ăn sữa theo nhu cầu hoặc theo cân nặng. Cứ khoảng 70ml sữa/0,5kg cân nặng của trẻ mỗi ngày. Nghĩa là, nếu trẻ nặng 4 cân, tức cần tối thiểu 70ml x 8 (0,5kg x 8 = 4kg- số cân của trẻ) = 600ml sữa mỗi ngày.
Lẽ dĩ nhiên, có một số trẻ có sức ăn hơn thế thì các mẹ phải cho bú theo nhu cầu, cho trẻ bú đến khi no thực sụ thì thôi. Một số dấu hiệu cho thấy bé đang đói bao gồm
khóc, “chụt chụt” miệng, mút tay hoặc nắm tay và đưa cả bàn tay vào miệng. Nên
cho bé ăn theo sự “háu đói” của riêng bé, trừ khi bé quay đầu hoặc đẩy bình sữa
đi.
Chú ý dấu hiệu cho thấy sự thỏa mãn của bé sau
khi bú. Ví dụ, nếu bé khóc sau khi bị mẹ rút bình sữa khỏi miệng, có thể do bé
bú chưa đủ no. Các chuyên gia khuyến cáo, nên cho bé bú khởi điểm 30-60ml sữa,
sau đó tăng dần lượng sữa bình lên. Một bé dưới tuổi ăn dặm bú đủ sữa, nghĩa là
có đủ nước và phải đi tè khoảng 6-8 lần mỗi ngày. Màu nước tiểu phải có màu
vàng sáng nếu bé nhận đủ nước hàng ngày.
Nhu cầu uống sữa ở mỗi bé là khác nhau nhưng vẫn có một số hướng dẫn chung cho lượng sữa mà bé có thể uống hàng ngày. Chẳng hạn, bé sơ sinh có thể uống 30-90ml sữa sau mỗi vài tiếng đồng hồ. Bé 2 tháng tuổi có thể tăng lên 120-150ml sữa sau mỗi 3-4 tiếng. Tại 4 tháng tuổi, bé có thể uống 120-180ml sữa ở một cữ bú.
Nhu cầu uống sữa ở mỗi bé là khác nhau nhưng vẫn có một số hướng dẫn chung cho lượng sữa mà bé có thể uống hàng ngày. Chẳng hạn, bé sơ sinh có thể uống 30-90ml sữa sau mỗi vài tiếng đồng hồ. Bé 2 tháng tuổi có thể tăng lên 120-150ml sữa sau mỗi 3-4 tiếng. Tại 4 tháng tuổi, bé có thể uống 120-180ml sữa ở một cữ bú.
Bảng Dinh Dưỡng chỉ là Bảng tiêu chuẩn chung cơ bản và tối thiểu để các mẹ tham khảo. Nếu ăn ít hơn so với Bảng này thì nguy cơ SDD (suy dinh dưỡng) là điều tất yếu nhé. Còn nếu sức trẻ ăn hơn thì cũng tốt thôi, nhưng cố gắng theo dõi cân nặng và chiều cao sao cho cân đối, tránh béo phì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét