Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Những Thói Quen Ăn Uống Tốt

>> Ăn đúng bữa, đúng giờ: vì sẽ giúp hình thành các phản xạ có điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa. Dạ dày có phản xạ tiết dịch và co bóp vào đúng giờ gây nên cảm giác đói, thèm ăn, ăn sẽ được nhiều và tiêu hóa hấp thu tốt.

>> Cân đối dinh dưỡng đưa vào cơ thể hợp lý ở từng bữa ăn theo tỉ lệ: bữa sáng chiếm 30% tổng số calorie của ngày; bữa trưa khoảng 40-50%; bữa chiều chỉ 20-25% thì hấp thu protein cao hơn cả (khoảng 85%) và không tích mỡ trong người.

>> Nên ăn thịt cá cũng như các chất đạm cao vào bữa sáng và bữa trưa để có đủ năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể đồng thời protein lưu ở dạ dày lâu sẽ kích thích sự bài tiết dịch vị  nhiều hơn các thức ăn khác. Bữa ăn chiều tối cần ăn nhẹ, dễ tiêu, có nhiều rau, quả và lượng protein vừa phải để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi và thần kinh khỏi bị  kích thích khi ngủ. Lưu ý, những người lao động ban đêm là chính thì bữa ăn chiều tối cần nhiều chất hơn bữa ăn sáng. Vì thế, khẩu phần ăn của từng bữa cần cụ thể, linh hoạt, thích hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người.

>> Ăn uống điều độ dù gặp món tủ hay không vẫn đảm bảo nạp đủ lượng cố định là cách hình thành phản xạ tốt cho cơ thể.

>> Ăn xong nên nằm nghỉ ngơi mươi phút rồi lững thững đi bách bộ vài trăm mét để kích thích bộ phận tiêu hóa hoạt động cũng là một thói quen tốt.

>> Ốm không nên ăn quá bổ vì lúc này cơ thể mệt mỏi rất khó tiêu hóa không chỉ gây lãng phí mà có thể gây nguy hiểm cho người ốm.

>> Mang thai cần có chế độ ăn uống tốt hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt nhất.

>> Ăn chậm, nhai kĩ là cách giúp tiêu hóa rất tốt.

Các bạn hãy tham khảo bảng dinh dưỡng dưới đây để có thể tiết chế khẩu phần ăn trong gia đình nhé!

NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ CHO NGƯỜI VIỆT NAM
Lứa tuổi Năng lượng (kcal) Protein (g) Chất khoáng Vitamin
Ca (mg) Fe (mg) A (mcg) B1 (mg) B2 (mg) PP (mg) C (mg)
Trẻ em








3 - < 6 tháng 620 21 300 10 325 0,3 0,3 5 30
6-12 tháng 820 23 500 11 350 0,4 0,5 5,4 30
1 - 3 tuổi 1300 28 500 6 400 0,8 0,8 9,0 35
4 - 6 tuổi 1600 36 500 7 400 1,1 1,1 12,1 45
7-9 tuổi 1800 40 500 12 400 1,3 1,3 14,5 55
Nam thiếu niên








10 - 12 tuổi 2200 50 700 12 500 1,0 1,6 17,2 65
13 - 15 tuổi 2500 60 700 18 600 1,2 1,7 19,1 75
16 - 18 tuổi 2700 65 700 11 600 1,2 1,8 20,3 80
Nữ thiếu niên








10 - 12 tuổi 2100 50 700 12 700 0,9 1,4 15,5 70
13 - 15 tuổi 2200 55 700 20 700 1,0 1,5 16,4 75
16 - 18 tuổi 2300 60 600 24 600 0,9 1,4 15,2 80
Người trưởng thành








Nam 18 - 30 tuổi








lao động nhẹ 2300 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động vừa 2700 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động nặng 3200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
Nam 30 - 60 tuổi








lao động nhẹ 2200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động vừa 2700 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động nặng 3200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
Nam > 60 tuổi









lao động nhẹ 1900 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
lao động vừa 2200 60 500 11 600 1,2 1,8 19,8 75
Nữ 18 - 30 tuổi









lao động nhẹ 2200 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
lao động vừa 2300 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
lao động nặng 2600 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
Nữ 30 - 60 tuổi









lao động nhẹ 2100 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
lao động vừa 2200 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
lao động nặng 2500 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70
Nữ > 60 tuổi









lao động nhẹ 1800 55 500 9 500 0,9 1,3 14,5 70










Phụ nữ có thai (6 tháng cuối)
+ 350 + 15 1000 30 600 + 0,2 + 0,2 + 2,3 + 10
Phụ nữ cho con bú (6 tháng đầu)
+ 550 + 28 1000 24 850 + 0,2 + 0,4 + 3,7 + 30
Ghi chú: (+): có nghĩa là phần thêm so với nhu cầu của người phụ nữ ở lứa tuổi tương ứng
Nguồn: Thành phần dinh dưỡng 400 món ăn thông dụng - NXB Y học 2001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét